Mục đích của Kế hoạch nhằm quán triệt, chỉ đạo, triển
khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp về công tác PCTN, TC; phát huy
những kết quả đạt của công tác PCTN, TC thời gian qua và có biện pháp chấn
chỉnh, khắc phục ngay những hạn chế, khuyết điểm đã chỉ ra tại Báo cáo số
06-BC/TW ngày 23/7/2022 của Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm công tác PCTN, TC
giai đoạn 2012 -2022, góp phần tích cực ngăn ngừa các hành vi tham nhũng; xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định tình hình và thúc đẩy phát
triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong thời gian tới.
Kế hoạch gắn với một số nội dung, nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu như sau:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu kỹ
kết quả tổng kết 10 năm công tác PCTN, TC giai đoạn 2012 -2022 và nhiệm vụ,
giải pháp thời gian tới, nhất là các nội dung, nhiệm vụ về PCTN, TC nêu tại Bài
phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung
ương về PCTN, TC tại Hội nghị Tổng kết và Báo cáo số 06-BC/TW ngày 23/7/2022
của Bộ Chính trị cho đội ngũ công chức, viên chức và người lao động trong
ngành.
2. Rà soát, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục ngay
những hạn chế, khuyết điểm trong công tác PCTN, TC đã được chỉ ra tại kết quả
tổng kết, nhất là những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
tổ chức, thực hiện và những hạn chế, khuyết điểm khác do nguyên nhân chủ quan.
3. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và
những bài học kinh nghiệm đã được tổng kết từ thực tiễn công tác PCTN, TC trong
thời gian qua để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTN,
TC trong thời gian tới; kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp đấu tranh,
ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao hơn, hành
động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn, trong đó cần tập trung vào các nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm, như:
- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây
dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ
đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong ngành; đề cao sự gương
mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm và làm đi đôi với nói của người đứng đầu và
tập thể lãnh đạo trong PCTN, TC.
- Từng cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao tiếp tục rà soát để phát hiện và kiến nghị xây dựng, hoàn thiện đồng bộ cơ
chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, TC, nhất là
pháp luật liên quan men đấu giá, đấu thầu, quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai,
tài sản công, tài chính công, xã hội hóa… và trên các lĩnh vực mà các đoàn
thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã kiến nghị, đề xuất; kịp thời khắc phục những
bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.
- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường, nâng cao
chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh
các hành vi tham nhũng, tiêu cực; thường xuyên kiểm tra, xử lý, ngăn chặn có
hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong
giải quyết công việc; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.
- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc, đồng
bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy
định về công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ
quan, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ
quyền hạn; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý; xây dựng đội ngũ
công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trong tình hình mới.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình
độ, năng lực công chức, hiệu quả hoạt động của Thanh tra Sở. Bên cạnh đó, cần
tăng cường kiểm soát quyền lực để PCTN, TC; phối hợp thực hiện đồng bộ, thống
nhất giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật đoàn
thể và xử lý hình sự; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả cơ chế phối hợp trong phát
hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua kiểm tra, giám sát, thanh tra.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan dân cử, đại biểu
dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp,
cơ quan báo chí và đề cao vai trò giám sát của Nhân dân trong PCTN, TC. Mở rộng
và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong PCTN, triển khai có hiệu quả hoạt
động PCTN, TC ra khu vực ngoài nhà nước.
Yêu cầu kế hoạch đảm bảo các nhiệm vụ, giải pháp nêu
tại Công văn số 890/TTg-V.I ngày 03/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về triển
khai các nhiệm vụ, giải pháp của công tác PCTN, TC thời gian tới được thực hiện
có hiệu quả, sát với tình hình và có tính khả thi cao, theo đúng phạm vi, chức
năng, nhiệm vụ của ngành. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
PCTN, TC, các hành vi vi phạm pháp luật; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu
cực, đóng góp hiệu quả vào kết quả giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội.
N.Hoàng