Tọa đàm khoa học thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Lượt xem: 154
         Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ I năm 2024, Chương trình Tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” được tổ chức vào chiều Ngày 13/12/2024.

    Nội dung buổi tọa đàm, thảo luận xoay quanh các vấn đề như giải pháp, phương thức để thực hiện công tác bảo tồn, khôi phục, khai thác, phát huy giá trị văn hóa trong trang phục truyền thống và gắn với phát triển du lịch; tuyên truyền nâng cao nhận thức, hành động của cộng đồng về ý nghĩa, giá trị của công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi; nhận diện trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận với các tỉnh bạn lân cận có những đặc điểm chung và khác nhau trong sự giao thoa văn hóa và thích ứng với thời đại; bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận, góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi và trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước; nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

anh tin bai

Trang phục truyền thống của dân tộc Chơ Ro, huyện Đức Linh trình diễn trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận năm 2024. (Ảnh: Nguyễn Chí Phú)

anh tin bai

Trang phục truyền thống của người Cờ Ho, huyện Tánh Linh trình diễn trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận năm 2024. (Ảnh: Nguyễn Chí Phú)

    Tham gia viết bài Tọa đàm có 15 tập thể và cá nhân là nghiên khoa học, nhà quản lý trên lĩnh vực văn hóa tham gia và phát biểu tham luận tại tọa đàm. Các bài tham luận bước đầu đánh giá về thực trạng, khẳng định được giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc Chăm, Raglai, Cờ Ho, Chờ Ro và trang phục của Bộ sưu tập di sản văn hóa hoàng tộc Chăm. Đồng thời, đề xuất các giải pháp mang tính khoa học, thiết thực, phù hợp, bổ ích, định hướng đúng đắn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận; cũng như đề xuất các chính sách, giải pháp tuyên truyền để bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Ngoài ta, Ban Tổ chức nhận được 01 bài báo cáo Tham luận về “Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Mạ ở Đồng Nai” để so sánh, đối chiếu và phục vụ tham khảo để áp dụng cho bảo tồn và phát huy giá trị trang phục dân tộc thiểu số ở tỉnh ta.

    Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải luôn nêu cao tinh thần giữ gìn các giá trị truyền thống của đất nước, truyền thống đặc trưng của các vùng, miền, từ đó chung tay góp phần thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Lê Vân - Phòng QLVH&GĐ

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang