Sáng ngày 20/12/2022, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đánh giá 5 năm triển khai, thực hiện Quyết
định số 1755/QĐ với hình thức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến với các tỉnh,
thành phố trong cả nước. Chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên
Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng chí Đoàn Văn Việt, Thứ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng chí Trần Hoàng, Cục Trưởng Cục bản quyền tác giả. Tham dự
điểm cầu trực tuyến tại tỉnh Bình Thuận có đồng chí Bùi Thế Nhân, Tỉnh ủy viên,
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và lãnh đạo một số phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc có
liên quan.
Sau 5 năm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được
giao tại Quyết định số 1755, 12 ngành công nghiệp văn hóa gồm: quảng cáo, kiến
trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh,
xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm,
truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa. Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao tổ chức
thực hiện, nhiệm vụ, giải pháp phát triển 5/12 ngành công nghiệp văn hóa gồm:
điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, quảng cáo và
du lịch văn hóa. Các ngành còn lại giao cho các bộ ngành liên quan phối hợp triển
khai thực hiện.
Kết
quả đã đạt được một số thành tựu nhất định, đáng ghi nhận, góp phần và sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan, kết quả triển khai thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn,
hạn chế, giải pháp cần khắc phục trong thời gian đến. Cụ thể như:
- Thuận lợi: việc chỉ đạo triển khai các kế hoạch, đề án,
quy hoạch liên quan đến phát triển công nghiệp văn hóa đã tạo cơ sở pháp lý, điều
kiện đầu tư, phát triển ngành nghề, lĩnh vực có tiền năng, lợi thế. Một số
doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nắm bắt cơ hội, đầu tư
vào các ngành nghề có lợi thế phát triển trong công nghiệp văn hóa như: điện ảnh,
quảng cáo, thiết kế, phần mềm và trò chơi giải trí, thời trang, du lịch văn
hóa. Nhận thức của các bộ, ngành, địa phương về tầm quan trọng của công nghiệp
văn hóa được nâng cao. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung phát triển
các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, phát huy được lợi thế
của ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Nhiều dịch vụ, sản
phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa được hình thành, phát triển và trở thành
các sản phẩm đặc trưng riêng của địa phương. Việc ứng dụng khoa học công nghệ từng
bước được đẩy mạnh, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến…
- Tồn tại: Thiếu cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa
phương, giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Công tác thống kê, đánh giá sự đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa chao
phát triển kinh tế - xã hội chưa được thực hiện tốt, đẫn đến việc đề xuất các
cơ chế, chính sách cụ thể cho từng ngành còn nhiều bất cập, hiệu quả đạt được
chưa cao. Ngân sách Nhà nước còn khó khăn, nguồn lực dành cho phát triển ngành
công nghiệp văn hóa còn hạn chế. Việc thu hút các nhà đầu tư lớn tham gia và
phát triển ngành công nghiệp văn hóa còn khó khăn, chưa đầu tư mạnh vào các điểm,
khu du lịch văn hóa để hình thành sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của du
khách. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác quảng bá, xúc tiến các sản
phẩm, dịch vụ du lịch là thế mạnh của từng địa phương. Nguồn nhân lực còn thiếu
về số lượng và chất lượng; chính sách đã ngộ, thu hút người làm văn hóa, nghệ
thuật, các chuyên gia chưa thật sự phù hợp với yêu cầu đặt ra tập trung phát
triển một số lĩnh vực cụ thể…
- Giải pháp trong thời gian đến: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế
chính sách; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đẩy mạnh phát triển nguồn
nhân lực; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; thu hút hỗ trợ đầu tư,
phát triển thị trường; mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế; bảo hộ quyền tác giả,
quyền liên quan.
Nguyễn
Chí Phú