Công tác chuyển đổi số phục vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản Văn hoá tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận
Căn cứ hướng dẫn số 3380/BVHTTDL-DSVH ngày 08/9/2022 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc Chương
trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hoá Việt Nam, giai đoạn
2021-2025 và Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030;
Kế hoạch số 1282/KH-UBND ngày 04/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết
số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về chuyển đổi số đến năm
2025, định hướng đến năm 2030.
Với vai trò, tầm quan trọng của Chương trình chuyển đổi số trong lĩnh
vực di sản văn hoá, thời gian qua Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã từng bước tiến
hành công tác số hoá, chuyển đổi số góp phần bảo tồn, phát huy và đưa các giá
trị di sản văn hoá của tỉnh nhà đến du khách trong và ngoài nước.
Mã quét QR tham quan Bảo
tàng 3D tại điểm tham quan 04 Bà Triệu, Tp. Phan Thiết
Mã quét QR tham quan chi tiết các tủ trưng bày, chủ đề trong Nhà trưng bày Bảo tàng tỉnh
Mã quét QR bảo vật quốc gia
Linga vàng
Hiện nay, Bảo tàng tỉnh lưu giữ gần 30.000 hiện vật gốc, trưng bày gần
1.500 hiện vật, hình ảnh và 77 di tích, thắng cảnh cấp quốc gia, cấp tỉnh có
giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học gắn với truyền thống lịch sử, văn hoá con
người Bình Thuận qua các thời kỳ lịch sử… Việc ứng dụng công nghệ số trong quản
lý, lưu giữ, bảo quản, tìm kiếm, nghiên cứu, học tập là bước tiến rất quan trọng
để làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, mang lại
những thay đổi tích cực trong công tác quảng bá di sản văn hoá đến với khách
tham quan.
Bảo tàng tỉnh phối hợp Bảo
tàng Lịch sử quốc gia chụp hình chất lượng cao đăng trên trang Website, bổ sung nội
dung xây dựng Bảo tàng 3D
Trên cơ sở đó, Bảo tàng tỉnh từng bước nâng cấp trang Website tạo giao
diện hình ảnh đẹp, có đầy đủ nội dung được biên tập ngắn gọn, súc tích; tạo địa
chỉ Google Business Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy nên thu hút nhiều lượt khách
truy cập để tìm hiểu, nghiên cứu. Đồng thời thường xuyên cập nhật các bài
viết, bài nghiên cứu, hoạt động lên trang Wed của đơn vị, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đăng
tin trên báo, đài truyền hình; tiến hành số hoá hồ sơ, hình ảnh hiện vật 2D lên
phần mềm quản lý hiện vật; cập nhật thông tin dữ liệu thường xuyên trên nền
tảng số của Cục Di sản văn hoá vào phần mềm Hệ thống thông tin quản lý bảo
tàng và Hệ thống thông tin quản lý di sản văn hoá phi vật thể; nâng cấp, bổ
sung trang thiết bị số phục vụ xử lý công việc chuyên môn đáp ứng yêu cầu
chuyển đổi số và khai thác, sử dụng các nền tảng số: trang bị 01 màn hình cỡ
lớn phục vụ chiếu phim tư liệu cho học sinh và khách tham quan ở Nhà trưng
bày Bảo tàng.
Bảo tàng tỉnh phối hợp Bảo
tàng Lịch sử quốc gia dập hoa văn, bản vẽ, chụp hình chất lượng cao đăng trên
trang Website và xây dựng Bảo tàng 3D
Đặc biệt, đơn vị đã phối hợp Mobifone Phan Thiết hỗ trợ triển khai hoàn
thiện, xây dựng dữ liệu bảo tàng 3D, tạo mã QR dán trên từng tủ, chủ đề trưng
bày tại Nhà trưng bày Bảo tàng, tạo mã QR tại 16/77 di tích, thắng cảnh cấp
quốc gia, cấp tỉnh; số hóa 3D tại Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận
trong kháng chiến chống Mỹ (Đông Giang) phục vụ khách tham quan, nghiên cứu,
trải nghiệm tốt nhất, khi không có điều kiện đến tham quan trực tiếp tại Bảo
tàng tỉnh, di tích thì vẫn nghe thuyết minh, xem được chi tiết từng chủ đề
trưng bày hiện vật trên thiết bị điện thoại, máy tính bảng có kết nối internet.
Du khách quét mã QR về Bảo
vật quốc gia - Linga vàng
Việc Bảo tàng tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ tạo chuyển biến tích cực về
nhận thức, hành động trong viên chức, người lao động và là cầu nối đưa di sản
văn hoá đến với công chúng, đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hoá, đưa di sản văn hoá trở thành sản phẩm của du lịch, phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bảo tàng tỉnh Bình Thuận