Thông tư Quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao
Lượt xem: 92
        Ngày 17/5/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BVHTTDL Quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

    Thông tư này quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao, bao gồm: Giáo dục, truyền thông; kiểm tra doping; quản lý kết quả; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong phòng, chống doping. Công tác phòng, chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới và quy định phòng, chống doping của Việt Nam.

    Theo đó, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao gồm:

    - Trách nhiệm của Cục Thể dục thể thao: Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành theo thẩm quyền văn bản, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao; chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao; tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao; tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống doping trong hoạt động thể thao; mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

    - Trách nhiệm của Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam: Tuân thủ vai trò và trách nhiệm được quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế; chịu trách nhiệm chủ trì, thực hiện công tác phòng, chống doping tại Việt Nam; xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về lấy mẫu kiểm tra doping, phát triển chương trình giáo dục, truyền thông, phòng, chống doping; phối hợp với các cơ quan báo chí thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác giáo dục, truyền thông phòng, chống doping; hướng dẫn các vận động viên cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về nơi ở và tập luyện, hồ sơ miễn trừ do điều trị và các biểu mẫu khác theo đúng Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu quốc tế có liên quan; quản lý và bảo vệ dữ liệu về phòng, chống doping theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân và quy định của pháp luật Việt Nam; phối hợp với các cơ quan phòng, chống doping và các tổ chức quốc tế tăng cường công tác phòng, chống doping trong hoạt động thể thao; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận xử lý vi phạm về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao; thực hiện các công việc khác được quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

    - Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao: Xây dựng kế hoạch và phối hợp với Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam tổ chức thực hiện, giáo dục, truyền thông về phòng, chống doping; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống doping đối với vận động viên, huấn luyện viên, nhân viên y tế thuộc phạm vi quản lý; xử lý theo thẩm quyền đối với vận động viên, huấn luyện viên, cá nhân có liên quan vi phạm quy định về phòng, chống doping; hàng năm báo cáo Cục Thể dục thể thao về công tác phòng, chống doping tại địa phương.

    - Trách nhiệm của Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam và các Hội thể thao quốc gia: Xây dựng quy tắc hành nghề và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao gắn với việc phòng, chống doping; phối hợp với Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam tổ chức tập huấn tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về công tác phòng, chống doping cho cán bộ, nhân viên y tế, huấn luyện viên, vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu thể thao; có hình thức xử lý bổ sung theo quy định tại Điều lệ của tổ chức nếu xét thấy cần thiết đối với vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống doping ngoài quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới; tôn trọng quyền tự chủ, không can thiệp vào quyết định và hoạt động của Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật phòng chống Doping thế giới; hàng năm, báo cáo kết quả công tác phòng, chống doping về Cục Thể dục thể thao; thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới; các Hội thể thao quốc gia có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam điều tra, cung cấp thông tin liên quan tới hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

    - Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo vận động viên: Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về vận động viên cho cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra doping theo quy định; phối hợp với Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam thực hiện các chư ng trình giáo dục, truyền thông về phòng, chống doping đối với vận động viên, huấn luyện viên, nhân viên y tế tại cở sở đào tạo.

    - Trách nhiệm của nhân viên y tế, huấn luyện viên: Tuân thủ các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các quy định pháp luật về phòng, chống doping của Việt Nam; thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin về các chất bị cấm và phư ng pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao và quy định về Miễn trừ do điều trị; tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn các hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới; hướng dẫn vận động viên hoàn thiện hồ sơ, miễn trừ do điều trị, hồ sơ nơi ở và tập luyện; phối hợp với Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam điều tra về các trường hợp vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới; thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

    - Trách nhiệm của vận động viên: Tuân thủ các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các quy định pháp luật về phòng, chống doping của Việt Nam; thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin về các chất bị cấm và phư ng pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao và quy định về Miễn trừ do điều trị; chấp hành nghiêm kết luận xử lý vi phạm; phối hợp với Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam điều tra về vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 7 năm 2024; các văn bản quy phạm pháp luật sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành: Thông tư số 17/2015/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao. Thông tư số 01/2023/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2015/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

    Đính kèm file Thông tư số 01/2024/TT-BVHTTDL ngày 17/5/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 

N.Hoàng

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang