Luật
Giá số 16/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày
16/6/2023. Luật Giá 2023 kế thừa, phát huy những quy định còn phù hợp với thực
tiễn của Luật Giá 2012; đồng thời sửa đổi, bổ sung những quy định chưa rõ, còn
bất cập, chưa thống nhất trên nguyên tắc phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng,
hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật.
Luật
Giá 2023 bao gồm 8 Chương, 75 Điều, so với Luật Giá 2012 có những điểm mới
cơ bản sau:
* Bổ
sung nguyên tắc áp dụng Luật Giá với các Luật khác có liên quan
Đây
là quy định nhằm khắc phục cơ bản tồn tại, hạn chế giữa Luật Giá với các Luật
chuyên ngành. Theo đó, về cơ bản Luật Giá sẽ điều chỉnh toàn diện các vấn đề
liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá. Trường hợp có quy định
khác nhau về giá giữa Luật Giá và luật khác được ban hành trước ngày Luật Giá
có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật Giá, trừ các trường hợp sau
đây được thực hiện theo quy định tại pháp luật chuyên ngành, cụ thể:
(1)
Giá đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
(2)
Giá nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;
(3)
Giá điện và giá các dịch vụ về điện được thực hiện theo quy định của pháp luật
về điện lực;
(4)
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về
khám bệnh, chữa bệnh;
(5) Học
phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp được
thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục
nghề nghiệp;
(6)
Tiền bản quyền khi khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường
hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan, tiền đền bù đối với quyền
sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc trong trường hợp người
được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế
không thỏa thuận được, tiền đền bù đối với quyền sử dụng giống cây trồng được
chuyển giao theo quyết định bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật
về sở hữu trí tuệ.
Ảnh sưu tầm, nguồn: internet
* Bổ
sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm: Luật Giá 2023 đã bổ sung các hành vi bị
nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá theo từng nhóm đối tượng cụ thể:
- Đối
với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá; người chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá,
thẩm định giá, Luật bổ sung thêm các hành vi vị nghiêm cấm: mua chuộc, hối
lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị
tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
- Đối
với cá nhân, tổ chức, Luật bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm: Cản trở hoạt
động quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Làm, cung cấp
chứng thư thẩm định giá giả hoặc sử dụng chứng thư thẩm định giá giả cho mục
đích quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; Làm, cung cấp
chứng thư thẩm định giá khi không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
hoặc sử dụng chứng thư đó cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật
này; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không là thẩm định
viên về giá.
- Đối
với doanh nghiệp thẩm định giá, Luật bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm: cung cấp
dịch vụ thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá
theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Phát hành khống chứng thư thẩm định
giá; Mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch
vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá,
thẩm định giá…
Đặc
biệt, ngoài hành vi bị nghiêm cấm của 05 nhóm đối tượng như Luật Giá 2012, Luật
Giá 2023 đã bổ sung thêm 02 nhóm hành vi bị nghiêm cấm của đối tượng là hội đồng
thẩm định giá và thành viên hội đồng thẩm định giá.
* Luật
giá 2023 ban hành kèm theo Danh mục hàng hóa, dịch vụ: gồm 02 danh mục hàng
hóa, dịch vụ, cụ thể:
Ảnh
sưu tầm, nguồn internet
(1)
Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá gồm 9 nhóm hàng hóa: Xăng, dầu
thành phẩm; Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Thóc tẻ,
gạo tẻ; Phân đạm, phân DAP, phân NPK; Thức ăn chăn nuôi; Vắc - xin phòng bệnh
cho gia súc, gia cầm; Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; Thuốc thuộc
danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Luật
Giá 2023 đã bổ sung mặt hàng phân DAP, thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản, đồng
thời đưa ra khỏi danh mục các mặt hàng quy định tại Luật Giá 2012 gồm điện, muối
ăn và đường ăn.
(2) Danh
mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Luật Giá 2023 đã quy định cụ thể 42
nhóm hàng hóa, dịch vụ gắn với thẩm quyền và hình thức định giá được quy định cụ
thể, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện. Để đảm
bảo tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, Luật giá 2023
quy định: “Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do
Nhà nước định giá, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập văn bản
đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban
Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.
* Luật
Giá năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024 và thay thế Luật Giá 2012. Riêng quy
định tại khoản 2 Điều 60 Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Kèm Luật giá 2023:
Lê
Minh (Phòng KHTC)