Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Lượt xem: 347

          Chuyển đổi số là xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội; mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bức phá vươn lên. 

    Theo đó, Tỉnh ủy Bình Thuận (khóa XIV) đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đưa ra quan điểm chỉ đạo về đẩy mạnh chuyển đổi số theo 3 trụ cột chính là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số; ứng dụng nền tảng số hướng đến nâng cao chất lượng sống của nhân dân và sự phát triển của doanh nghiệp. 

     Với mục tiêu chung chuyển đổi số phải đồng bộ, toàn diện, trọng tâm là phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; đổi mới căn bản, toàn diện về phương pháp, cách thức hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị, quản trị nhà nước, doanh nghiệp và phương thức sống, làm việc của người dân thông qua chuyển đổi số. Thông qua phát triển kinh tế số để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao hơn. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

    Để hoàn thành mục tiêu trên, có 05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp được Nghị quyết đề ra:

    Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số: tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về chuyển đổi số; phát huy vai trò của người đứng đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số…

    Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách gắn với phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số: chỉ đạo tổ chức cụ thể hóa, triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình chuyển đổi số quốc gia và các cơ chế, chính sách của Trung ương về chuyển đổi số…

    Ba là, huy động nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số: tranh thủ tối đa và phát huy hiệu quả nguồn vốn Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua các chương trình, đề án thực hiện chuyển đổi số…

    Bốn là, đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và các lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số: chú trọng 09 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số là sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, du lịch, tài nguyên và môi trường, tài chính - ngân hàng, y tế, giáo dục và đào tạo, hành chính công.

    Năm là, tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số: tiếp tục quan tâm đầu tư đồng bộ trang thiết bị và giải pháp kỹ thuật để giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ, ngăn chặn và xử lý kịp thời các sự cố về an toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Đ. Huy - Văn phòng Sở

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang