Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2025
Giai
đoạn 2021 - 2025, trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đã đạt
được kết quả đáng khích lệ góp phần thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của
tỉnh.
*
Lĩnh vực Văn hóa
Ngành
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đẩy mạnh tuyên truyền, cổ động, tổ chức và nâng
cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất
nước và quê hương, các ngày kỷ niệm, lễ, Tết. Các hoạt động văn hóa hướng mạnh
về cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, nhất là nhân
dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo của
tỉnh nhằm tuyên truyền sâu rộng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp
của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại với: 2889 buổi văn
nghệ, chiếu bóng phục vụ nhân các huyện, thị xã trong tỉnh, 326 buổi văn nghệ
phục vụ nhiệm vụ chính trị; bổ sung 19.364 bản sách, cấp 6.2204 thẻ thư viện
(thiếu nhi 2.263 thẻ).
Bám
sát quan điểm chỉ đạo của Đảng “Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần”,
“Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và Nghị
quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Trung ương (khóa XI), Sở đã thực hiện đồng
bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến
nay, toàn tỉnh có 02 di sản Văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và cần bảo vệ khẩn cấp; 01 bảo vật
quốc gia, 04 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; 28 di tích cấp quốc gia,
56 di tích cấp tỉnh; đã sưu tầm, khai quật và tiếp nhận 421 hiện vật; kiểm kê,
bảo quản gần 60.000 hiện vật; duy trì tổ chức các lễ hội tiêu biểu và nâng tầm
các lễ hội truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa dân gian của địa phương,
đón 1.027.554 lượt khách, trong đó 14.630 khách nước ngoài. Đặc biệt, công
trình Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đã được
khánh thành và đi vào hoạt động, có ý nghĩa quan trọng để giáo dục truyền thống
yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, thể hiện sự tri ân đối với các thế
hệ cách mạng đi trước và là địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh.
Bảo vật quốc gia - Linga bằng vàng
tại tháp Pô Dam
Tập
trung nâng cao chất lượng, thực hiện tốt phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống Văn hóa, gắn với chương
trình xây dựng nông thôn mới, đưa phong trào đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết
thực. Thông qua thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông
thôn mới” sức mạnh cộng đồng được huy động tốt hơn, nhất là công tác xoá đói giảm
nghèo, đền ơn đáp nghĩa, an ninh nông thôn; huy động được các nguồn lực xây dựng
trụ sở sinh hoạt cộng đồng, việc phát huy dân chủ được mở rộng hơn… góp phần
tích cực trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân cụ thể:
Toàn tỉnh hiện có 424 thôn được công nhận đạt chuẩn văn hóa (đạt 97,27/93; có 74/93
xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 79,6%), trong đó có 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao; duy trì 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 72 xã được công
nhận đạt chuẩn văn hóa (đạt 77,4%).
Hàng năm, Sở đã tham mưu các kế hoạch hướng dẫn
chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện công tác gia đình và
phòng, chống bạo lực gia đình tại địa bàn cơ sở thành lập 96 mô hình phòng chống
bạo lực gia đình theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch; 282 mô
hình phòng chống bạo lực gia đình hoạt động độc lập; 432 nhóm phòng chống bạo lực
gia đình; 309 CLB gia đình phát triển bền vững; 534 địa chỉ tin cậy của cộng đồng
và 457 đường dây nóng.
* Lĩnh vực Thể dục thể thao
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động thể dục
thể thao được quan tâm đẩy mạnh, trong đó chú trọng tăng cường công tác kiểm
tra các hoạt động thể thao biển gắn với hoạt động cứu hộ, cứu nạn; chủ động ký
kết và thực hiện các chương trình liên tịch quản lý hoạt động thể dục thể thao,
giáo dục thể chất với các sở, ngành đạt hiệu quả cao; đồng thời hỗ trợ, định hướng
hoạt động của các Hội, Liên đoàn, Câu lạc bộ thể thao trên địa bàn tỉnh. Phong
trào thể dục thể thao quần chúng có bước phát triển sâu rộng, đều khắp các địa
phương trong tỉnh, tiếp tục thu hút nhiều đối tượng tham gia tập luyện và thi đấu,
nhất là trong khối công nhân viên chức - lao động, lực lượng vũ trang, hoạt động
kinh doanh thể thao, dịch vụ thể thao giải trí, trong đó có cả người nước ngoài
tham dự với mong muốn giao lưu, giải trí và nâng cao sức khoẻ, góp phần đưa tỷ
lệ người tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 35%.
Nhiều
giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phục vụ hoạt động thể thao
biển được triển khai; đầu tư Khu liên hợp thể thao tỉnh, bến du thuyền nhằm tạo
ra sản phẩm du lịch - thể thao biển độc đáo, hiện đại; thúc đẩy chương trình hợp
tác quốc tế về du lịch - thể thao biển; tiếp tục phát huy các sản phẩm thể thao
biển, giải thi đấu thể thao biển gắn với phát triển du lịch.
Từ năm 2021 đến nay, đã tham gia và đạt thành
tích tốt tại các giải quốc tế, khu vực và quốc gia như: Taekwondo, Điền kinh,
đua thuyền, judo, Canoeing, Bóng đá hạng Nhất… đạt 889 huy chương (trong
đó 230 Huy chương vàng, 244 Huy chương bạc, 415 Huy chương đồng). Đăng cai tổ
chức thành công các giải thể thao quốc tế, quốc gia: Billiards Carom 3 băng vô
địch cá nhân thế giới lần thứ 76 tại tỉnh Bình Thuận, Bóng chuyền bãi biển,
Taekwondo, Đua thuyền truyền thống, Vovinam…; cử 60 lượt vận động viên tập
trung đội tuyển quốc gia, trong đó có những vận động viên đạt thành tích cao tại
các giải vô địch Thế giới, Châu Á, Đông Nam Á.
Bình
Thuận đăng cai giải vô địch thế giới Billiards Carom 3 băng
Công
tác đào tạo, huấn luyện, tuyển chọn vận động viên trẻ đảm bảo lực lượng kế thừa
cho đội tuyển tỉnh để tham gia các giải thể thao thành tích cao hàng năm. Hiện
nay, đang thực hiện quản lý, đào tạo 531 vận động viên với 10 môn thể thao: 185
vận động viên tuyến Tuyển; 95 vận động viên tuyến Trẻ, 251 Vận động viên tuyến
Năng khiếu.
Bên
cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn tích cực tổ chức, chủ động phối hợp
với các đơn vị, địa phương, Câu lạc bộ, Hội, Hiệp hội, Liên đoàn thể thao tỉnh
và doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động thể dục, thể thao quốc gia quy mô lớn …và
các giải thể thao cấp tỉnh, hoạt động thể thao quần chúng tiếp tục phát triển mạnh
ở cơ sở nhận được sự quan tâm, thu hút nhiều đơn vị, địa phương và các vận động
viên tham gia, hưởng ứng, đặc biệt là Lễ hội Mô tô Việt Nam - Bình Thuận 2023 lần
đầu được tổ chức và xác lập các kỷ lục Guinness tại Phan Thiết về đoàn mô tô diễu
hành đông nhất, dài nhất Việt Nam và Lễ hội Diều và xác lập kỷ lục Guinness diều
lớn nhất Việt Nam góp phần quảng bá, giới thiệu về con người, danh lam, thắng cảnh
của Bình Thuận đến du khách gần xa.
Công
tác xã hội hóa thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tiến bộ, một số Hội đã tổ
chức các giải thể thao cấp tỉnh, tham gia tốt các giải thể thao cấp quốc gia,
khu vực, quốc tế, đồng thời quan tâm tài trợ cho các giải thể thao trong tỉnh,
tự đầu tư kinh phí tham dự các giải quốc gia như: Liên đoàn Vovinam, Câu lạc bộ
Bida, Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền, Cờ Vua, Cầu lông... với tổng kinh phí xã hội
hóa gần 25,5 tỷ đồng kết hợp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho cộng đồng.
* Lĩnh vực Du lịch
Nhờ
tiềm năng du lịch đa dạng, sở hữu nhiều bãi biển đẹp, tình hình Covid-19 cơ bản
được kiểm soát, tuyến cao tốc Dầu Dây - Phan Thiết, Vĩnh Hảo - Phan Thiết được
đưa vào hoạt động; tại địa phương tiếp tục diễn ra các hoạt động văn hóa, thể
thao gắn với chuỗi hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ
xanh”; các giải pháp xúc tiến, quảng bá xúc tiến du lịch được tăng cường gắn với
triển khai công nghệ số, các chương trình giảm giá kích cầu du lịch; nhiều điểm
du lịch mới hấp dẫn được đưa vào khai thác; công tác quản lý nhà nước về du lịch
được chú trọng trên nhiều mặt, thường
xuyên rà soát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra cũng
như giải quyết các vấn đề cấp bách trong lĩnh vực du lịch hoặc thông qua các đề
án, chương trình hành động, kế hoạch về du lịch.. Từ năm 2021 đến nay, ước toàn
tỉnh đón khoảng 35.995.565 lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ, lượng khách
du lịch đến tỉnh tăng bình quân 56,34%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế khoảng
1.105.151 lượt, giảm 35,9% so với cùng kỳ, tăng bình quân 103%/năm. Doanh thu đạt
93.947 tỷ đồng tăng 60% so với cùng kỳ, tổng thu từ khách du lịch tăng bình
quân 61,5%/năm; bình quân công suất sử dụng phòng toàn tỉnh đạt khoảng 55-60%.
Vinh
dự được đăng cai Năm du lịch quốc gia 2023, Lễ Khai mạc, Bế mạc năm du lịch Quốc
gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh” tổ chức thành công, đặc sắc và ấn tượng, qua
đó góp phần khẳng định, vị thế, hình ảnh, thương hiệu Du lịch Bình Thuận trên
thị trường trong nước và quốc tế.
Lễ
khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh”
Trong
bối cảnh Du lịch Bình Thuận hiện đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, các doanh
nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch đã chủ động và tham gia tích cực vào quá trình
đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh bằng việc tổ chức
đào tạo; đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng chuyên
môn, ngoại ngữ giao tiếp cho người lao động tại chỗ, bảo đảm tính chuyên nghiệp,
đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới. Đặc biệt, các
dự án du lịch có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở lưu trú du lịch hạng 3- 5 sao đã
thu hút về tỉnh một số quản lý trong và ngoài nước có trình độ, kinh nghiệm quản
lý kinh doanh du lịch ở tầm quốc tế, lao động chuyên môn tay nghề cao, làm việc
chuyên nghiệp, lành nghề, năng động. Nhờ vậy, đến nay, tổng số lao động đã qua
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch chiếm gần 70% tổng số lao động
ngành du lịch của tỉnh.
Chú
trọng nâng cấp buồng phòng, cải thiện mảng xanh trong khuôn viên nghỉ dưỡng, đổi
mới phương thức phục vụ theo hướng chất lượng cao, cùng với 644 cơ sở lưu trú
du lịch với tổng số 20.251 phòng, xếp hạng 63 cơ sở lưu trú với 5.590 phòng (5
sao 04 cơ sở với 960 phòng; 4 sao 27 cơ sở với 2.867 phòng; 3 sao 16 cơ sở với
1.177 phòng; 2 sao 10 cơ sở với 412 phòng; 1 sao 06 cơ sở với 174 phòng); loại
hình khách sạn 211 cơ sở với 9.737 phòng; nhà nghỉ 247 cơ sở với 3.453 phòng;
nhà ở có phòng cho thuê 121 cơ sở với 1.365 phòng; 01 bãi cắm trại du lịch với
50 phòng, lều, 557 căn hộ và 315 biệt thự đã cụ thể hóa mục tiêu mang lại những
trải nghiệm tốt nhất cho du khách khi đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng tại
Bình Thuận.
Với
nhiều chính sách ưu đãi, quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển
khai các dự án, hỗ trợ hoạt động kinh doanh du lịch, ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực
để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng tỉnh trở thành trung
tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, quốc tế, tỉnh đã thu hút được những
dòng đầu tư lớn là những nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực kinh tế, giàu kinh
nghiệm trong lĩnh vực du lịch như Vingroup, Novaland, Apec Group, Hưng Lộc
Phát, Rạng Đông… với 376 dự án du lịch, tổng diện tích đất cấp 5.831 ha và tổng
vốn đầu tư 1.331.749 tỷ đồng; trong đó có 21 dự án đầu tư nước ngoài với với tổng
diện tích đất cấp 1.576 ha và tổng vốn đầu tư là 11.357 tỷ đồng; 355 dự án đầu
tư trong nước với tổng diện tích đất cấp là 4.255 và tổng vốn đăng ký là:
1.320.391 tỷ đồng; tổng số dự án đã đi vào hoạt động là 210 dự án.
Công
tác xúc tiến quảng bá về du lịch được chú trọng và thực hiện bằng nhiều hình thức,
mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực vận động xã hội hóa để thực hiện các
hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Bình Thuận. Tham gia các sự kiện du lịch lớn
ở trong và ngoài nước; thực hiện tốt các chương trình hợp tác, liên kết giữa tỉnh
Bình Thuận với các tỉnh trong và ngoài nước cũng như tăng cường liên kết, phối
hợp công ty lữ hành, truyền thông, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh
nghiệp trong tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, quảng bá, kích cầu
du lịch của tỉnh; đồng thời chủ động tổ chức nhiều sự kiện lớn trên các lĩnh vực
văn hóa, thể thao, du lịch ở tỉnh nhằm truyền thông, quảng bá tiềm năng, thế mạnh,
sản phẩm du lịch của tỉnh góp phần định vị và phát triển thương hiệu du lịch
Bình Thuận.
Bước
sang giai đoạn 2025-2030, toàn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết tâm tập
trung chỉ đạo quyết liệt, xây dựng các giải pháp cụ thể, chi tiết, theo lộ
trình cụ thể hàng năm để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu chủ yếu, nhiệm vụ trọng
tâm; sớm giải quyết các nội dung hiện nay đang vướng mắc, chậm tiến độ, đặc biệt
là những khó khăn, hạn chế cần quan tâm chỉ đạo khắc phục ngay. Đẩy mạnh
xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; quan tâm xây dựng đội ngũ công
chức, viên chức gắn với cơ cấu, sắp xếp, bố trí, sử dụng công chức, viên chức,
người lao động theo vị trí việc làm. Tăng cường công tác hành chính; tăng cường
chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để sớm đạt mục tiêu đã đề ra
trong giai đoạn 2025 - 2030.
H.
Lan