Quy định mới về mức chi cho các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình
Lượt xem: 263
        Ngày 01 tháng 11 năm 2023, Chính Phủ ban hành Nghị định số 76/2023/NĐ-CP  Quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định gồm 45 Điều và 6 Chương.

    - Về phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định chi tiết khoản 2 Điều 3; khoản 1 Điều 12; khoản 3 Điều 19; khoản 5 Điều 20; khoản 2 Điều 22; khoản 8 Điều 25; khoản 2 Điều 30; khoản 3 Điều 39; khoản 5 Điều 40; khoản 3 Điều 42 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

anh tin bai

Ảnh tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, nguồn: sưu tầm

    - Về nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

    Đối với các khoản chi tiền bồi dưỡng cuộc họp, hội nghị, hội thảo đối với công chức, viên chức quy định tại các Điều 34, 35 và 41 Nghị định này chấm dứt khi thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

    Nghị định quy định cụ thể các nội dung chi thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình: (1) Chi hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục; (2) Chi tổ chức thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình; (3) Chi xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; (4) Chi hoạt động tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; (5) Chi giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; (6) Chi hỗ trợ cho người bị bạo lực gia đình; (7) Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình; (8) Chi phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng; (9) Chi hoạt động phối hợp liên ngành, sơ kết, tổng kết.

    Mức chi quy định tại Nghị định này là mức tối đa để cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội lập dự toán chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi cụ thể nhưng không vượt quá mức chi quy định tại Nghị định này để thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước. Đối với các khoản chi có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo nội dung chi, mức chi quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

    - Về hiệu lực thi hành: Nghị định số 76/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2023, thay thế Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

    Kèm theo Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính Phủ: 

Lê Minh (P.KHTC)

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang